Brand Loyalty là gì? Cách tính chỉ số Brand Loyalty

Brand Loyalty là độ trung thành của khách hàng với thương hiệu, chúng là một trong những yếu tố then chốt để tạo ra một chiến dịch Loyalty Marketing. Nhưng liệu bạn có biết chúng có thể được đo lường, và từ đây sẽ giúp bạn biết điều chỉnh lại những hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng Cube-Loyalty hướng dẫn bạn cách tính chỉ số Brand Loyalty.

1. Hướng dẫn cách tính chỉ số Brand Loyalty?

BRAND LOYALTY = THỊ PHẦN CỦA THƯƠNG HIỆU TRONG GIỎ HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều này có nghĩa là Brand Loyalty sẽ được tính bằng % số lượng sản phẩm của thương hiệu có trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Nếu không chú ý, mọi người sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với Brand Share (Tính bằng doanh số/Doanh thu của thương hiệu trong 1 ngành cụ thể).

Ví dụ: Người khách hàng vào siêu thị, và trong giỏ hàng của họ khi thanh toán có 10 hộp sữa: 6 Vinamilk, 3 TH, 1 Mộc Châu. Khi đó, chỉ số Brand Loyalty lần lượt là 60%, 30%, 10%.

Vậy nên, khi làm Marketing, không chỉ chăm chăm để ý về thương hiệu của mình mà còn phải biết những chỉ số của thương hiệu khác để phân tích và đưa ra chiến lược đúng đắn.

2. Làm thế nào để duy trì Brand Loyalty?

Khi bạn đã áp dụng và biết cách tính chỉ số Brand Loyalty để tạo ra những chiến lược phù hợp, điều bạn cần làm là phải giữ cho chiến lược này phát huy tốt nhất.

2.1. Đảm bảo lợi thế cạnh tranh:

Để duy trì lòng trung thành của thương hiệu (Brand Loyalty), cần đảm bảo rằng thương hiệu không làm khách hàng thất vọng. Thương hiệu cần tiếp tục cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao với lợi thế cạnh tranh rõ ràng.

2.2. Luôn cải thiện chất lượng sản phẩm:

Một khi khách hàng đã sử dụng và tin dùng sản phẩm, hãy đừng dừng lại mà phải tiếp tục đáp ứng những kỳ vọng về chất lượng, dịch vụ. Làm sao tạo cho khách hàng những trải nghiệm còn tốt hơn nữa.

Nhiều doanh nghiệp khi đã có được một chút lòng trung thành của khách hàng lại bỏ qua việc tiếp tục cải thiện, điều này cực kỳ nguy hiểm vì họ sẽ khiến khách hàng có cảm nhận không tốt về thương hiệu và đánh mất khách hàng.

2.3. Luôn lắng nghe khách hàng:

Để khiến một khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của thương hiệu đã rất khó, để duy trì và giữ được khách hàng lại là bài toán khó hơn. Và không tránh khỏi những tranh chấp hay vấn đề phát sinh xảy ra trong trải nghiệm khách hàng. Nếu vấn đề đã xảy ra, việc quan trọng là xử lý vấn đề đó với khách hàng thay vì tạo thêm một vấn đề khác.

Làm dịch vụ, hãy luôn nhớ, phải lắng nghe khách hàng, hãy giải quyết những vấn đề bằng sự bình tĩnh và chuyên nghiệp, mỗi một hành động sai lầm có thể xoay chuyển cả truyền thông dư luận. Với những trường hợp này, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp xử lý khéo léo.

2.4. Chăm sóc khách hàng thường xuyên:

Một khi khách hàng sử dụng dịch vụ của thương hiệu, bạn cần phải là người đảm bảo và chăm sóc khách hàng cho đến mãi tận sau này. Không phải khách hàng bước ra khỏi store là xong chuyện, cần phải thường xuyên có những chương trình, ưu đãi, cần phải tương tác và chăm sóc khách hàng.

Với những chiến dịch để nhằm thu hút những khách hàng cũ ghé thăm, tìm ra vấn đề của họ và giải quyết vấn đề của họ, tạo cho họ mối liên kết giữa khách hàng và thương hiệu để ngày càng duy trì mối quan hệ với khách hàng tốt nhất.

Trên đây là Hướng dẫn cách tính chỉ số Brand Loyalty? của Cube-Loyalty dành cho độc giả. Chắc chắn sau bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về chỉ số Brand Loyalty và từ đó sẽ đưa ra những chiến lược đúng đắn sau này.